Nguyên tắc thiết kế nội thất xanh cho không gian sống hài hòa

Để tạo nên không gian tràn đầy sức sống, đôi khi chúng ta có thể bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong không gian nội thất của mình. Nhưng liệu có cách nào để biến không gian nhà ở đẹp hơn, hòa quyện với thiên nhiên, đồng thời cải thiện chất lượng không khí hàng ngày? Vậy bạn hãy thử tìm hiểu thiết kế nội thất xanh là gì? Cùng Hưng Tín Interior theo dõi ngay những nguyên tắc thiết kế nội thất xanh được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên tắc thiết kế nội thất "xanh" cho nhà ở
Nguyên tắc thiết kế nội thất “xanh” cho nhà ở

Tìm hiểu về thiết kế nội thất xanh

Nội thất xanh không phải là xu hướng thiết kế mới du nhập vào Việt Nam thời gian gần đây. Phong cách này bắt nguồn từ thời Ai Cập cổ đại được sáng tạo từ vườn cây trong nhà để tạo nên không gian sống gần gũi với thiên nhiên. Ngày nay, thiết kế nội thất xanh đã trở lại với diện mạo mới, phù hợp với cuộc sống hiện đại hơn.

Thiết kế này chú trọng sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, không chỉ đơn thuần là trồng cây trong nhà mà còn quan tâm đến cách bài trí nội thất. Khi áp dụng phong cách tối giản hiện đại vào thiết kế nhà ở, màu xanh từ cây cảnh không chỉ tạo điểm nhấn độc đáo, đối lập tinh tế với những gam màu trung tính, mà phong cách này còn mang đến nhiều lợi ích nổi bật như:

  • Cung cấp thêm oxi cho không gian phòng, tựa như hệ thống lọc không khí tự nhiên.
  • Hệ thống cây xanh giúp cân bằng nhiệt độ trong phòng, tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ.
  • Màu xanh còn mang ý nghĩa phong thủy, đem lại sự cân đối trong không gian.
  • Thúc đẩy cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng, đồng thời giúp không gian căn nhà thêm rộng rãi và thoáng đãng hơn.

Nguyên tắc thiết kế nội thất “xanh” cho nhà ở

Để đảm bảo không gian sống xanh, người thiết kế cần phải cân bằng các yếu tố đặc trưng trong phong cách eco theo nguyên tắc sau:

Không gian bố trí hệ thống cây xanh

Nguyên tắc thiết kế nội thất xanh không thể thiếu sự hiện diện của thiên nhiên trong không gian nhà ở. Đưa thiên nhiên xanh vào nhà không chỉ tạo môi trường sống trong lành, mà còn giúp loại bỏ bụi bẩn thông qua lá phổi xanh. Mỗi khi bước vào căn phòng thiết kế theo phong cách sinh thái, bạn sẽ có trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với không khí bên ngoài.

Bố trí các loại cây xanh khắp nhà từ phòng khách, phòng ngủ, cầu thang, ban công, sân sau và sân trước… tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho căn nhà. Hơn nữa, đặt chậu cây nhỏ trên bàn làm việc cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hấp thụ tia bức xạ từ máy tính, làm giảm căng thẳng cho đôi mắt của bạn.

Tận dụng vật liệu tự nhiên vào thiết kế nội thất

Nếu bạn muốn đem không gian xanh vào căn hộ của mình, hãy tận dụng vật liệu tự nhiên thay vì các vật liệu công nghiệp. Sử dụng gỗ, tre, nứa, các chậu hoa làm từ gốm, sứ hoặc các giỏ làm từ mây, tre để trồng rau.

Ngoài ra, khi lựa chọn đồ nội thất như ghế, bàn trà… nên ưu tiên chất liệu gỗ, mây để tạo cảm giác mộc mạc cho không gian.

Để góp phần bảo vệ môi trường thì không chỉ những vật liệu tự nhiên mà vật liệu tái chế cũng được ưu ái như pallet làm giường ngủ, các loại nhựa tái chế không độc hại cho sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường.

Thiết kế không gian mở – Nguyên tắc thiết kế nội thất xanh

Để xây dựng không gian sống xanh cho nhà ở, chung cư hoặc văn phòng thì không thể bỏ qua thiết kế nội thất mở. Không gian mở có nghĩa là loại bỏ những vật cản như tường, kết nối các phòng chức năng với nhau.

Phong cách thiết kế này biến không gian trở nên rộng rãi, thoải mái và tràn đầy sức sống. Đặc biệt, bố trí các “mảng xanh” liên tục từ phòng này sang phòng khác càng làm tôn lên vẻ đẹp hài hòa cho tổng thể căn nhà.

Ánh sáng trong thiết kế nội thất Eco

Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong phong cách nội thất xanh. Các căn hộ và văn phòng thiết kế theo phong cách này, ánh sáng tự nhiên thường được tận dụng từ cửa sổ, giếng trời hoặc mặt tiền. Đặc biệt, bạn cần lắp đặt thêm rèm cửa để ánh sáng tự nhiên lan tỏa đều khắp căn phòng.

Hơn nữa, trong phong cách thiết kế Eco, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo cũng được quan tâm đến, với cường độ chiếu sáng được kiểm soát để tạo ra một không gian sáng vừa phải. Sử dụng các màu sắc nhẹ nhàng như trắng hoặc ấm áp như vàng giúp tạo nên một không gian rạng ngời và tràn đầy năng lượng.

Màu sắc trong “nội thất xanh”

Màu sắc giống như ánh sáng, đóng vai trò quan trọng tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho phong cách nội thất xanh. Sử dụng màu sắc trong phong cách này không bị ràng buộc mà phụ thuộc vào sở thích và gu thẩm mỹ của gia chủ. Các tông màu thường xuất hiện phổ biến trong phong cách này là gam màu tươi sáng như trắng, xanh lá cây, xanh dương, vàng, nâu…

Ý tưởng thiết kế nội thất xanh hợp xu hướng 2023

Nội thất phòng khách

Nội thất phòng khách
Nội thất phòng khách

Không gian phòng khách là nơi thu hút sự chú ý của khách ghé chơi và để cả gia đình thư giãn trong chính căn nhà của mình. Chính vì thế, bạn nên chọn lựa sản phẩm nội thất được bố trí hài hòa, đặt những chậu cây nhỏ xanh hợp phong thủy trong phòng mang lại cảm giác dễ chịu.

Nội thất phòng ngủ

Nội thất phòng ngủ
Nội thất phòng ngủ

Trong phòng ngủ có thể sử dụng vật liệu phong cách Eco như gỗ và pallet. Sử dụng màu sắc trung tính để đem đến giấc ngủ sâu, giúp bạn nạp lại năng lượng sau một ngày dài.

Nội thất phòng bếp

Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng bếp

Bếp và khu vực ăn uống cần phải bảo đảm tính tiện nghi và không gian thoáng đãng. Chọn sản phẩm nội thất như tủ bếp và bàn ghế ăn làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường như gỗ và đá. Đặt cây xanh trong bếp không chỉ loại bỏ mùi dầu mỡ mà còn tạo thêm hương vị cho các bữa ăn gia đình.

Kết luận

Bài viết trên đây vừa giới thiệu các nguyên tắc thiết kế nội thất xanh cho nhà ở, không chỉ đơn thuần là chọn đồ nội thất chất lượng mà còn góp phần ủng hộ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ thiết kế thi công nội thất trọn gói cho các dự án nhà, hãy liên hệ với Hưng Tín Interior ngay hôm nay. Chúng tôi tận tâm mang đến những sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người dùng.

Liên hệ với chúng tôi

    Họ và tên

    Địa chỉ email

    Số điện thoại

    Lời nhắn

    Hotline
    Chat Facebook
    Chat Zalok