Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất trong nội thất 2023

Trong thời đại hiện nay, gỗ công nghiệp dần trở thành giải pháp thay thế tuyệt vời cho gỗ tự nhiên. Vậy gỗ công nghiệp có những loại nào? Mỗi loại gỗ công nghiệp này được ứng dụng vào các mục đích cụ thể nào? Hãy cùng Hưng Tín Interior tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp trong nội thất phổ biến nhất hiện nay ngay dưới đây nhé!

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp đang dần thay thế gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Mặc dù có tuổi thọ không lâu đời bằng gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp lại nổi bật hơn nhờ vào độ thẩm mỹ và tránh được độ cong vênh, mối mọt.

Sản phẩm nội thất gia đình và nội thất văn phòng hiện nay thường được chế tạo từ các loại gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF, PLYWOOD… Tuy nhiên, đa phần người tiêu dùng không hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng. Hãy cùng khám phá chi tiết hơn về đặc điểm của từng loại gỗ công nghiệp này nhé!

Tổng hợp các loại gỗ công nghiệp trong nội thất phổ biến nhất

Gỗ công nghiệp MFC

Đây là loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay được sản xuất từ cây gỗ trồng như cây bạch đàn, cao su, keo… Những cây này có thời gian trưởng thành ngắn, không yêu cầu thân cây to lớn. Gỗ được chế biến bằng cách băm nhỏ thành dăm gỗ, sau đó sử dụng keo và áp lực để tạo thành độ dày như mong muốn. Bề mặt gỗ MFC được phủ lớp Melamine chống thấm nước và chống trầy xước. Tấm ván gỗ MFC có bề mặt trơn, làm giả hình dáng vân gỗ hoặc vân kim loại cho nhiều không gian sử dụng.

Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC

Ưu điểm của gỗ MFC

  • Bề mặt chống trầy xước, chống cháy
  • Màu sắc Melamine đa dạng
  • Lõi gỗ dăm bám chặt ốc vít, độ bền cao hơn gỗ MDF
  • Giá thành thấp hơn so với MDF và Venner
  • Màu sắc đồng nhất, được sản xuất từ nhà máy, giảm nguy cơ biến đổi màu sắc
  • Thời gian thi công nhanh chóng

Nhược điểm của gỗ MFC

  • Cạnh hoàn thiện bằng chỉ PVC, không liền mạch
  • Chất liệu chỉ PVC thường có độ rộng 28mm, giới hạn độ dày của mặt sản phẩm.
  • Bề mặt không tự nhiên như gỗ thật.

Ứng dụng của gỗ MFC

Gỗ MFC có thể sử dụng trong hầu hết các sản phẩm nội thất theo phong cách hiện đại như kệ tivi, tủ quần áo, bàn làm việc, ốp trần, ốp tường…

Gỗ công nghiệp MDF

Đây là loại vật liệu được sản xuất thông qua quy trình và nguyên liệu tương tự như MFC. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của MDF nằm ở nguyên liệu gỗ sau khi khai thác sẽ được chuyển đổi thành sợi thay vì dăm như MFC. Sau đó, chúng được ép lại thành các tấm gỗ với kích thước tiêu chuẩn là 1m2 x 2m4 và độ dày đa dạng từ 2,5 đến 25mm.

Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF

Ưu điểm của gỗ MDF

  • Gỗ MDF có bề mặt phẳng giúp quá trình thi công dễ dàng hơn.
  • Dễ dàng kết hợp với các bề mặt khác như Acrylic, Melamine, laminate, veneer
  • Gỗ MDF thích hợp cho nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau.
  • MDF thường có giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên.

Nhược điểm của gỗ MDF

  • Gỗ MDF không phù hợp cho sử dụng ở ngoài trời vì nó không thấm nước tốt.
  • Không phù hợp để sản xuất ra các sản phẩm gỗ có độ phức tạp cao như gỗ tự nhiên.
  • Gỗ MDF có giới hạn về độ dày và độ đàn hồi so với một số loại gỗ khác.

Ứng dụng của gỗ MDF

Gỗ MDF phụ thuộc vào thành phần của bột gỗ, chất kết dính và chất phụ gia mà nhà sản xuất sử dụng. MDF thường được sử dụng trong sản xuất nội thất gia đình như bàn ăn, bàn làm việc, giường ngủ, tủ quần áo, cửa gỗ… trong nội thất văn phòng, trường học, bệnh viện và các phân xưởng khác.

Gỗ công nghiệp HDF

Đây là loại vật liệu được tạo từ bột gỗ tự nhiên, sau đó kết hợp với các chất phụ gia để tăng độ cứng và khả năng chống mối mọt. Quá trình sản xuất gỗ HDF bao gồm khâu ép dưới áp suất cao để tạo ra các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn là 2000mm x 2400mm và độ dày từ 6mm đến 24mm, tùy thuộc vào nhu cầu của từng dự án.

Sau khi được định hình, các tấm gỗ HDF thường được cắt thành các kích thước theo thiết kế, bổ sung lớp vân gỗ và lớp phủ Melamine. Lớp phủ Melamine thường chứa sợi thủy tinh tạo nên bề mặt trong suốt giúp bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của vân gỗ.

Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF

Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF

  • Khả năng chống ẩm, mối mọt tốt hơn so với gỗ tự nhiên và các loại gỗ công nghiệp khác.
  • Sản xuất thông qua quá trình sấy khô và ép áp suất cao
  • Độ bám ốc vít cao, tạo nên sản phẩm có độ bền cao.
  • Dễ dàng kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt như Laminate, Melamine, veneer
  • Thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, do 80% thành phần là gỗ tự nhiên.
  • Độ thẩm mỹ cao, phù hợp cho đồ nội thất trong nhà bạn.

Nhược điểm của gỗ HDF

  • Giá thành cao hơn so với nhiều loại gỗ công nghiệp khác.
  • Phù hợp cho các sản phẩm nội thất ở dạng phẳng hoặc cần kết hợp với nẹp để tạo điểm nhấn.

Ứng dụng của gỗ HDF

Gỗ HDF thường được sử dụng cho các hạng mục nội thất như sàn gỗ, cửa ra vào, tủ quần áo và tủ bếp. Đặc biệt, nhờ khả năng chịu lực tốt và không bị cong vênh hay mối mọt, gỗ HDF thường được lựa chọn để làm sàn gỗ trong nhà ở và văn phòng.

Gỗ công nghiệp tấm compact (gỗ nhựa)

Gỗ công nghiệp tấm compact thường được gọi là gỗ nhựa, đây là loại vật liệu có cấu tạo vững chắc. Loại gỗ này làm từ nguyên liệu chính gồm bột gỗ tự nhiên và nhựa. Quá trình sản xuất gồm các trình tự như sau: sử dụng lớp nền giấy kraft, sau đó áp dung dịch nhựa và một số phụ gia khác lên bề mặt. Sau cùng, tấm compact được nén ép với nhiệt độ và áp suất cao.

Ưu điểm nổi bật của gỗ nhựa là có thể thiết kế đa dạng kiểu dáng, không giới mẫu mã và hoa văn tạo nên không gian sống đa dạng cho các dự án nội thất.

Các dòng gỗ công nghiệp đến từ thương hiệu nổi tiếng

Dưới đây là một số dòng gỗ công nghiệp đến từ các thương hiệu nổi tiếng để bạn tham khảo chọn lưa:

Gỗ công nghiệp An Cường

Thương hiệu An Cường nổi tiếng cung cấp các loại gỗ công nghiệp chất lượng và thường đi kèm với mức giá cao hơn. Hiện nay, gỗ An Cường cung cấp đa dạng sản phẩm gỗ công nghiệp phổ biến như MDF, HDF, MFC, các tấm phủ laminate, tấm phủ melamine, veneer, acrylic, ván sàn…

Gỗ công nghiệp Minh Long

Thương hiệu Minh Long cũng thuộc hàng nổi tiếng trong lĩnh vực gỗ công nghiệp, dưới phân khúc từ trung bình đến cao cấp gồm các sản phẩm chính như MFC, MDF phủ Melamine, Laminates, Acrylic, tấm Veneer, PVC decorative film, SGP, VFB…

Gỗ công nghiệp Dongwha

Nếu bạn đang tìm kiếm nhà cung cấp gỗ công nghiệp phân khúc giá trung bình đến cao cấp, hãy xem xét sản phẩm của Dongwha – Công ty liên doanh giữa Dongwha Hàn Quốc và Tập đoàn Cao su Việt Nam.

Gỗ công nghiệp Thái

Gỗ công nghiệp Thái bao gồm các loại gỗ sản xuất bởi thương hiệu hàng đầu tại Thái Lan như Vanachai và Leowood. Những sản phẩm này được nhập khẩu và phân phối rộng rãi tại Việt Nam, đồng thời được khách hàng trong nước đánh giá cao.

Kết luận

Thị trường gỗ công nghiệp hiện nay đa dạng kiểu dáng và mẫu mã phù hợp nhiều phong cách nội thất, đáp ứng từng nhu cầu sử dụng, tài chính, và gu thẩm mỹ riêng của từng gia đình. Không chỉ vậy, các loại gỗ công nghiệp trong nội thất thường có giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên.

Liên hệ với chúng tôi

    Họ và tên

    Địa chỉ email

    Số điện thoại

    Lời nhắn

    Hotline
    Chat Facebook
    Chat Zalok